Tin mới

    • Cách nhận biết sự khác biệt giữa các loại trụ implant

      Sự khác biệt giữa các loại trụ implant rất đa dạng, chiếm một phần rất quan trọng đến kết quả cấy ghép implant. Trụ tốt sẽ giúp tích hợp xương hàm nhanh, bám chắc trong thời gian dài và không biến chứng. Nếu trụ có chất lượng kém sẽ khiến quá trình tích hợp với xương hàm xảy ra sự cố, trụ bị đào thải, kéo dài thời gian thực hiện cấy răng. Vậy, sự khác nhau giữa các loại trụ implant như thế nào?Hiện nay, trên thị trường có nhiều thương hiệu implant với chất lượng cùng chi phí khác nhau. Từ loại giá tầm trung đến loại cao cấp đều có rất nhiều, cũng chính vì vậy mà nhiều người khó khăn khi chọn lựa loại trụ tốt nhất.Trụ implant có vai trò quan trọng trong cấy ghép implant*Cấu tạo của răng implant thế nào?Cấu tạo răng implant gồm 3 phần là trụ Titanium (trụ Implant), khớp nối Abutment và mão răng sứ. Trong quá trình điều trị mất răng bằng implant, trụ Titanium sẽ được cấy vào bên trong xương hàm tại khoảng trống mất răng để thay thế cho chân răng thật. Kế tiếp, khớp nối Abutment và mão răng sứ sẽ lần lượt được gắn lên phần trụ này.Trong 3 bộ phân trên, phần quan trọng nhất chính là trụ implant, vì cơ sở của cấy ghép implant chính là quá trình tích hợp xương, trụ implant với vật liệu titanium tạo liên kết và hòa nhập một thể với xương hàm. Điều này cũng giúp cho răng implant tồn tại lâu bền trên cung hàm, hạn chế được tiêu xương và một số biến chứng do mất răng lâu ngày gây ra.Trụ implant tốt giúp tích hợp xương nhanh*Sự khác biệt giữa các loại trụ implantKích cỡĐây là điểm khác biệt đầu tiên giữa các loại trụ implant. Ban đầu, khi mới ra đời, trụ có kích thước khá to, do kỹ thuật chế tạo chưa hoàn thiện nên phải dùng đến những trụ có kích cỡ lớn mới đủ khả năng chịu lực, đáp ứng nhu cầu ăn nhai.Về sau, khi kỹ thuật cấy ghép implant được nâng cấp thì trụ implant cũng được chế tạo tinh xảo và hoàn thiện hơn. Trụ có kích cỡ được thu nhỏ nhưng vẫn có đủ sức chịu lực. Hiện nay, các loại trụ implant từ các nhà sản xuất khác nhau sẽ có một vài sự chênh lệch về kích thước tuy nhiên vẫn trong 1 kích thước chuẩn nhất định.Kích thước trụ khác nhau tạo nên sự đa dạng trong cấy ghép vì mỗi vị trí mất răng sẽ có mật độ xương khác nhau, khoảng cách đến các dây thần kinh, xoang hàm đều có sự chênh lệch ở từng trường hợp mất răng.Khả năng chịu lựcSự khác biệt giữa các loại trụ implant còn là khả năng chịu lực. Mỗi loại trụ sẽ chịu được lực khác nhau, phụ thuộc vào công nghệ thực hiện của từng hãng sản xuất. Những trụ implant chính hãng có nguồn gốc từ titan nguyên chất và được xử lý kết hợp kèm theo một số thành phần sinh học khác để tăng khả năng tích hợp xương, đảm bảo chịu lực trong thời gian dài. Người bệnh sẽ không cần phải lo lắng chăm sóc răng sau khi cắm implant gặp khó khăn nữa.Khả năng tích hợpMấu chốt và lợi thế của các loại trụ implant được tính bằng chính chỉ số tích hợp với xương hàm sau cấy ghép có tốt hay không, nhanh hay chậm. Tốc độ lành thương và khả năng bám chặt vào xương hàm khác nhau ở các loại implant phụ thuộc vào cấu tạo bề mặt và đặc điểm cấu trúc của bản thân trụ implant.Trụ implant khác nhau về kích cỡ, cấu tạo*Một số loại trụ implant phổ biếnTùy vào tính chất cơ địa cũng như khả năng tài chính của mỗi người mà bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể. Trong số rất nhiều các loại trụ implant hiện nay, phổ biến nhất và sử dụng nhiều nhất ở các nha khoa phải kể đến:- Nobel Biocare implant: Là hệ thống Implant được sử dụng rất phổ biến, đang có mặt trên 70 quốc gia trên thế giới hiện nay. Không giống với các loại implant khác, Implant Nobel được phủ bên ngoài một lớp màng sinh học TiUnite, giúp quá trình tích hợp xương diễn ra nhanh chóng.- Miss implant: Có xuất xứ từ Israel, là nơi đặt trụ sở sản xuất của các hãng implant danh tiếng như Nobel Biocare, Công ty Implant Mis được thành lập vào năm 1995.- Implant Dentium (Hàn Quốc): Là thương hiệu Implant trong lĩnh vực cấy ghép implant tại Hàn Quốc đồng thời trải qua quy trình kiểm nghiệm khắt khe của các tổ chức quốc tế FDA, CE, ISO, Implant.Bạn hãy liên hệ với nha khoa cấy ghép implant uy tín để được thăm khám và tư vấn cụ thể hơn. Hãy chọn địa chỉ chất lượng, tránh những nha khoa cấy ghép implant giá rẻ vì có nguy cơ gặp biến chứng. Hi vọng bài viết trên đã giúp cho bạn có thêm thông tin bổ ích về sự khác biệt giữa các loại trụ implant.

Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2022
trám răng tư vấn

Niềng răng có nguy hiểm gì không

 Niềng răng có nguy hiểm không? Niềng răng là biện pháp chỉnh nha được nhiều người áp dụng hiện nay. Phương pháp này có thể cải thiện hàm răng đều đặn hiệu quả nhưng cũng có rủi ro không mong muốn nếu thực hiện sai cách. Chính vì điều này mà đã có những thắc mắc về ảnh hưởng của niềng răng đến sức khỏe. Cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau đây.


Niềng răng có nguy hiểm gì không?


Thực tế, niềng răng giúp hàm răng đẹp hơn, gương mặt hài hòa hơn, tuy nhiên điều này chỉ được bác sĩ chỉ định khi thật sự cần thiết. Nếu ở mức độ răng hô móm, lệch lạc nhẹ có thể áp dụng bọc sứ thay vì niềng răng. Hiện nay, niềng răng là một trong những phương pháp chỉnh nha phổ biến, không xâm lấn đến mô nướu hay làm tổn hại đến sức khỏe người bệnh. Nhưng, niềng răng có nguy hiểm không vẫn là lo lắng của người bệnh.

Niềng răng có nguy hiểm gì không

Những biến chứng do niềng răng gây ra thường là do bác sĩ thực hiện không đúng kỹ thuật. có thể kể đến một số rủi ro như:


- Gây chết tủy: Răng bị chết tủy diễn ra khi răng mắc một số bệnh lý nghiêm trọng và không điều trị kịp thời. Nguyên nhân khiến răng bị chết tủy là do răng bị viêm nhiễm nướu làm tổn thương tới chân răng và tác động vào cấu trúc răng làm tổn thương tới men răng, ngà răng và tủy răng. Khi nào nên nhổ răng khôn mọc lệch


- Mặt bị biến dạng: Khi bác sĩ điều chỉnh lực kéo quá mạnh có thể khiến răng bị chèn ép, xô đẩy nhau, người bệnh luôn ở trong trạng thái đau nhức, khó chịu. Lúc này, mặt cũng có thể bị lệch, biến dạng do hình dáng của khuôn mặt được quyết định bởi trán, gò má, mũi, miệng. Khi răng miệng bị lệch thì việc gương mặt bị lệch là điều tất yếu.


- Răng có nguy cơ rụng sớm: Nếu tay nghề bác sĩ chỉnh nha không tốt. Về lâu dài, người niềng răng có thể dễ mắc các bệnh lý về bộ nhai hơn. Kỹ thuật niềng không đảm bảo làm tăng nguy cơ làm giảm tuổi thọ của răng. Lúc này, răng dễ bị lung lay, yếu dần, thậm chí có trường hợp chưa kết thúc quá trình niềng thì răng đã bị gãy rụng.


Cách chọn địa chỉ niềng răng an toàn


Muốn loại bỏ lo lắng niềng răng có nguy hiểm không, điều đầu tiên bạn cần lưu ý đó là phải chọn địa chỉ nha khoa thực hiện niềng răng uy tín. Cách chọn nha khoa tốt được các chuyên gia đưa ra đó là:


- Đội ngũ y bác sĩ tại nha khoa đó phải giỏi, có chuyên môn cao, kinh nghiệm lâu năm.Chỉ có như thế mới xác định chính xác tình trạng của răng, điều chỉnh lực kéo phù hợp, quá trình chỉnh nha diễn ra theo đúng quy định.


- Hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, hỗ trợ cho việc niềng răng tối đa. Công nghệ niềng răng thường xuyên được cải tiến, mô phỏng tiến trình dịch chuyển của răng chính xác, phân tích dấu hàm và thiết kế mắc cài đúng chuẩn.

  • Blogger Comments
  • Facebook Comments
Item Reviewed: Niềng răng có nguy hiểm gì không 9 out of 10 based on 10 ratings. 9 user reviews.