Tin mới

Thứ Ba, 18 tháng 1, 2022

Trám răng làm bằng vật liệu gì

Trám răng là biện pháp giúp phục hồi những răng bị tổn thương do sâu răng trở lại chức năng và hình dạng bình thường. Khi nha sĩ trám răng cho bạn, trước tiên nha sĩ sẽ loại bỏ phần răng bị tổn thương, làm sạch khu vực bị ảnh hưởng và sau đó trám đầy phần răng bị sâu đã được làm sạch bằng vật liệu trám răng.

Trám răng làm bằng vật liệu gì-1

Trám răng làm bằng vật liệu gì?


Muốn trám răng bạn phải có vật liệu phù hợp để đảm bảo gắn kết chắc chắn vào răng. Hiện nay, niềng răng trong suốt có phải nhổ răng không có 2 loại vật liệu trám răng được sử dụng nhiều nhất đó chính là Amangam và Composite:


- Vật liệu  Amangam: Đây là một hỗn hợp của các phần tử kim loại bao gồm thuỷ ngân, bạc, kẽm, đồng… Loại vật liệu này có chi phí rẻ, khả năng chịu lực tốt nên thường được dùng để trám lỗ thủng to. Trường hợp mẻ răng quá nhiều thì nên bọc sứ răng cửa.


- Vật liệu Composite: Đây là vật liệu mới sở hữu nhiều tính năng ưu việt. Đây là phương pháp trám răng thẩm mỹ nhờ màu sắc composite đa dạng với màu men răng thật. Bên cạnh đó, Composite có khả năng chịu lực và chịu mòn rất cao -nên bệnh nhân có thể sử dụng để trám bất kì vị trí răng nào. 

Trám răng làm bằng vật liệu gì-1

Quy trình trám răng thế nào?


Quy trình trám răng được thực hiện theo tiêu chuẩn Bộ Y tế đề ra. Theo đó, mọi bước thực hiện trong điều kiện vô trùng, cụ thể như sau:


Bước 1: Làm sạch chiếc răng cần trám bằng cách dùng khoan để lấy sạch những vụn thức ăn, ngà sâu trong lỗ sâu răng. 


Bước 2: Sử dụng vật liệu trám để phủ lên lớp men răng đã bị sâu hoặc phần mô răng bị khiếm khuyết, làm đầy lỗ sâu răng, ngăn không cho các vi khuẩn, hóa chất gây hại đến tủy răng.


Bước 3: Đối với người răng bị sâu lớn và gần tủy thì khi trám răng sẽ có cảm giác hơi ê buốt, tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng vì bác sĩ đặt thuốc 2 - 3 ngày rồi hẹn trám lại sau đó.


Một số lưu ý sau khi trám răng


Vấn đề chăm sóc răng miệng sau khi thực hiện trám răng cũng rất quan trọng. Vì vậy, các bạn nên lưu ý và cần tiến hành thực hiện theo đúng những lời khuyên sau:


- Sau khi trám răng nên đợi 2 tiếng để miếng trám được khô. Khi đó bạn mới ăn uống lại bình thường.


- Sau khi thực hiện nếu có những triệu chứng bất thường như đau nhức, ê buốt hay miếng trám răng bị bung ra thì nên liên hệ lại với bác sĩ.


- Đánh răng đều đặn 2 - 3 lần/ ngày. Tái khám theo đúng lịch hẹn của các bác sĩ.


Để có thể thực hiện quy trình trám răng an toàn, mang lại kết quả như ý muốn hay không để lại những biến chứng. Trước hết các bạn nên tham khảo và lựa chọn được địa chỉ Nha khoa uy tín để thực hiện.

  • Blogger Comments
  • Facebook Comments
Item Reviewed: Trám răng làm bằng vật liệu gì 9 out of 10 based on 10 ratings. 9 user reviews.
Scroll to Top