Nhổ răng khôn khi mang thai là tiêu phẫu trong nha khoa khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, mọc ngang ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Đối với mẹ bầu, việc can thiệp các phương pháp nha khoa nếu không cẩn thận có thể gây hại đến sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ.
Nhổ răng khôn khi nào?
Răng khôn là chiếc răng thường mọc ở độ tuổi từ 18-25 tuổi nên trong khi mang bầu, bạn rất dễ mọc răng. Do là chiếc răng mọc cuối cùng của khung hàm nên hay xuất hiện hiện tượng răng không đủ chỗ mọc sẽ mọc lệch, mọc ngầm gây ra triệu chứng đau răng cùng nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
![]() |
Nhổ răng khôn khi mang thai không được khuyến khích* |
Khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm,…sẽ gây biến chứng đau nhức, u nang ảnh hưởng đến các răng kế cận. Thậm chí còn gây ra tình trạng hôi miệng, sâu răng, gây sưng tấy nướu lợi. Hầu hết, các trường hợp này đều được chỉ định nhổ bỏ.
Nhổ răng khôn khi mang thai là điều không được các chuyên gia nha khoa khuyến khích. Bởi nếu nhổ răng khôn không được thực hiện an toàn, đúng cách ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bạn cũng không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc giảm đau mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý gì khi mọc răng khôn?
Nhổ răng khôn khi mang thai sẽ hạn chế được thực hiện, hầu như là không thể thực hiện vì vậy mẹ bầu cần phải chịu những cơn đau nhức thường xuyên. Để giảm đau, các mẹ hãy thực hiện các biện pháp giảm đau tạm thời như dùng nước muối sinh lý ngậm và súc miệng nhiều ngày, có thể giã tỏi hoặc gừng để đắp lên phần răng khôn mọc để giảm đau.
Tham khảo ngay: https://cutt.ly/awWUouVZ
Chú ý tăng cường các loại vitamin A, C cho cơ thể. Sử dụng thực phẩm lỏng, mềm, dễ nuốt như cháo hay súp cùng thịt, cá xay nhuyễn để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé.
![]() |
Cần chăm sóc răng miệng đúng cách* |
Trong giai đoạn mang thai, nên chăm sóc răng miệng thật tốt, áp dụng các cách giảm đau tạm thời như chườm đá, nhai tỏi, đắp gừng…không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.
Nếu trong quá trình mọc răng xuất hiện các triệu chứng đau nhức quá, vùng mọc răng mưng mủ, sưng tấy thì bạn cần đến ngay trung tâm nha khoa để các bác sĩ khám và đưa ra quyết định có nên nhổ răng khôn khi mang thai không?
Nhổ răng khôn nếu được chỉ định thì tốt nhất nên thực hiện sau khi qua 3 tháng đầu của thai kì, và quy trình thực hiện an toàn hơn khi bạn tìm đến địa chỉ nha khoa uy tín.
Nên nhớ, khi đến khám cần phải trình bày rõ tình trạng mang thai cụ thể cho bác sĩ để bác sxi có biện pháp điều trị phù hợp, tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi và mẹ bầu.
Nhổ răng khôn khi mang thai tại nha khoa tốt sẽ được ứng dụng công nghệ nhổ răng không đau, rút ngắn thời gian lành thương. Hãy lưu ý chăm sóc răng đúng cách, bổ sung dinh dưỡng cần thiết để thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Ngavvt