Tin mới

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2018

Các loại kháng sinh răng hàm mặt thường dùng

Kháng sinh răng hàm mặt bằng những loại thuốc nào hiệu quả nhất. Và đó là những loại thuốc nào? Hãy cùng tham khảo thông tin niềng răng silicon có hiệu quả không qua bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân khiến răng bị viêm nhiễm 

Các viêm nhiễm do răng thường phát triển theo các đường khác nhau. Có thể bắt đầu từ một răng sâu không được trám gây viêm tủy răng và biến chứng viêm quanh chóp răng. U hạt hoặc nang chân răng nhiễm khuẩn lan sang tổ chức phần mềm. 

Các loại kháng sinh răng hàm mặt thường dùng-1
Nhiễm khuẩn gây nên bệnh sâu răng*

Răng sang chấn do tai nạn, hoặc nghề nghiệp hoặc do khớp cắn mòn không đều dẫn tới hoại tử tủy răng gây viêm mô tế bào. Tai nạn do mọc răng: răng sữa, và đặc biệt là răng khôn, gây viêm nhiễm tại vùng răng mọc và có thể lan rộng. Nhổ răng gây sang chấn huyệt ổ răng gây viêm ổ răng sau nhổ.

Các loại kháng sinh răng hàm mặt hay dùng 

Thuốc gây tê tại chỗ 

Các thủ thuật can thiệp răng miệng cần phải có thuốc gây tê tại chỗ. Vì miệng có chứa nhiều đầu mút thần kinh cảm giác. Mặt khác, miệng lại là nơi có nhiều niêm mạc nên vô cùng nhạy cảm. Vì vậy, tất cả mọi can thiệp vào răng miệng đều cần tới thuốc gây tê như nhổ răng, lấy tủy, triệt tủy. 

Một số thuốc gây tê tại chỗ thường dùng như novocain, lidocain, xylocain, procain, benzocain trong đó xylocain gây tê rất mạnh. Thuốc có thể được dùng dưới dạng dung dịch tiêm hoặc dung dịch nước súc miệng.

Thuốc giảm đau chống viêm 

Một loại kháng sinh răng hàm mặt nữa bạn nên biết đó là thuốc giảm đau. Bệnh răng miệng ít khi gây ra đau nhức, ngoại trừ sâu răng. Nhưng một khi đã đau thì rất khó chịu, có khi người bệnh phát sốt vì đau răng và các thuốc giảm đau, chống viêm được sử dụng trong các trường hợp này hoặc sau khi thực hiện thủ thuật. 

Các thuốc giảm đau thông dụng là paracetamol, aspirin, ibuprofen. Đôi khi cần sử dụng tới thuốc chống viêm loại mạnh là corticoid. 

Nên chú ý dùng ngay sau bữa ăn thì sẽ tránh được tác dụng phụ kích ứng trên dạ dày. Với một số người bệnh có tiền sử viêm dạ dày hoặc bệnh dạ dày thực quản thì nên dùng thêm một số loại thuốc giảm tiết dịch dạ dày khác như cimetidin hoặc omeprazol.

Thuốc diệt khuẩn 

Các kháng sinh nhạy cảm với vi khuẩn gram âm là các kháng sinh dòng penicillin như amoxillin, phenoxymethylpenicillin. Ngoài ra, có thể chọn kháng sinh dòng cephalosporin thế hệ 3 điều trị như cefixim. Kháng sinh dòng này có phổ tác dụng tốt với vi khuẩn gram âm. 

Các loại kháng sinh răng hàm mặt thường dùng-2
Thuốc kháng sinh răng hàm mặt*

Trong trường hợp các kháng sinh trên không có, hoặc người bệnh bị dị ứng, không dung nạp, phản ứng phụ nặng hoặc điều trị không đáp ứng, bạn cần phải thay thế thuốc kháng sinh. Dòng kháng sinh thay thế là clindamycin, clarithromycin.

Thuốc chống nấm và diệt vi rút 

Các thuốc chống vi-rút có thể dùng là acyclovir, penciclovir. Acyclovir dùng trong trường hợp là nhiễm vi rút herpes rất đặc hiệu. Bên cạnh đó, có thể sử dụng thêm nước súc miệng để chống bội nhiễm như dung dịch chlorhexidin 0,2% hoặc hydrogen peroxid 6%. Các thuốc chống nấm có thể dùng là fluconazol, nystatin. 

Liệu trình điều trị nhiễm nấm vùng miệng thường là dùng 1 viên duy nhất trong 1 ngày và kéo dài 7 ngày liên tục.

Thuốc chống khô miệng 

Nhiều khi một số người bệnh lại gặp phải vấn đề bị khô miệng một cách rất bất thường trong khi không có các vấn đề về bệnh lý cũng như dùng thuốc… Sự khô miệng ở đây là do giảm tiết nước bọt quá mức. Để khắc phục, bạn cần sử dụng thuốc kích thích tiết nước bọt như pilocarpin. Thuốc kháng sinh răng hàm mặt này có tác dụng kích thích vào tuyến nước bọt gây tăng tiết, kích thích vào cơ trơn thành ống tuyến co bóp để đẩy nước bọt vào miệng.
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments
Item Reviewed: Các loại kháng sinh răng hàm mặt thường dùng 9 out of 10 based on 10 ratings. 9 user reviews.
Scroll to Top